• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

Một Ly Cafe

Kinh nghiệm mở quán cafe

  • Blog
  • Trải nghiệm cafe
  • Mở Quán Cafe

Tổ chức các sự kiện bởi phòng truyền thông nội bộ thay vì bà trưởng phòng nhân sự U60

Bạn đang ở:Trang chủ / Trải nghiệm cafe / Tổ chức các sự kiện bởi phòng truyền thông nội bộ thay vì bà trưởng phòng nhân sự U60

Chuyên mục Trải nghiệm cafe · Viết bởi Blog Một Ly Cafe vào 18/06/2019

CX, EX và bà trưởng phòng nhân sự U60*

Thằng pé không hiểu tại sao vẫn có nhiều công ty để HR đứng ra tổ chức các event kiểu kỷ niệm thành lập, tiệc cuối năm, trung thu, Noel, teambuilding. Thằng pé không dám khẳng định 100% nhưng thực tế “đi khách” hơn 15 năm của thằng pé cho thấy, hầu hết các event mà được lead bởi HR thì thường boring, khuôn mẫu, an toàn. Đơn giản bởi tư duy của HR nhà mình cho đến lúc này chủ yếu là tư duy quản lý và hành chính – chấm công (rất nhiều công ty hành chính và nhân sự đi cùng nhau) chứ không phải tư duy “phát triển nguồn nhân lực”, “thúc đẩy nội lực”.

Sáng tạo làm sao được, wow làm sao được khi hỏi “chị ơi mục đích, mục tiêu của event này là gì?” thì chị trả lời: vui là được em ạ. Còn khi hỏi “chị ơi, giá trị cốt lõi công ty chị là gì? có gì khác với các DN cùng ngành không?” thì chị trả lời: ôi giời, cái đó bọn marketing với PR nó mới nắm rõ, nhưng em không cần phức tạp thế đâu, chỉ cần vui là được mà!… (còn nhiều)

Xem thêm:   Chiến lược thương hiệu cần cả Distinctiveness (nổi bật), Relevance (phù hợp) và Differentiation (khác biệt)

Sau 15 hành nghề bán event rạo, thằng bé thấy thế này các bác ạ: Chỉ khi nào mà công ty các bác tách các event/ hoạt động như kể trên cho ban/ phòng truyền thông nội bộ được thì khi đó nó mới đáng đồng tiền bát gạo các bác đầu tư.

Vì những người làm truyền thông họ có tư duy busuniess driven tốt hơn. Họ tổ chức các event/ hoạt động này với ý thức: tất cả nhằm phục vụ tốt nhất cho mục tiêu branding (bao gồm cả employee branding), marketing và sales. Vì thế khi ra đầu bài cho agency họ luôn nói rõ được trong phần Mục đích, Mục tiêu là event đó sẽ đóng vai trò như thế nào trong mục tiêu, chiến lược của công ty. Họ cũng cung cấp được rất nhanh các tài liệu về Triết lý, Tầm nhìn, Sứ mệnh, GTCL, văn hoá… của công ty cho agency. Họ cũng hiểu nhanh hơn, chính xác hơn các ngôn ngữ của ngành nên quá trình trao đổi, họp bàn concept, kịch bản, thiết kế… cũng thuận lợi và hiệu quả hơn.

Nếu công ty các bác lớn (500 nhân sự trở lên) thì có một mô hình các bác nên tham khảo, đó là Fsoft. Có thể có những mô hình còn hay hơn, nhưng với cá nhân thằng pé, qua một số event đã làm cho Fsoft thì thằng pé thấy tại Việt Nam khó mà có công ty nào có các event, hoạt động nội bộ kul hơn Fsoft. Toàn bộ công việc này trước năm 2017 được giao cho Ban Truyền thông. Nhưng kể từ 2018 thì nó thuộc Trung tâm sự kiện (có thể tên không chính xác 100% nhưng nội hàm là tương đương) thuộc Ban Nguồn lực. Dù là Ban TT hay TTSK thì đội ngũ nhân sự này đều là những con người có kiến thức về thương hiệu, marketing, truyền thông căn bản và đều rất sáng tạo. Nếu họ mà tách ra mở agency thì cũng sẽ là một đối thủ đáng gờm.

Xem thêm:   Xây dựng thương hiệu cá nhân trên facebook như thế nào

Nếu công ty các bác nhỏ, hãy biên chế trong phòng NS hay HC-NS một vài nhân viên có tổ chất, kiến thức và kỹ năng như một chuyên viên truyền thông. Nếu nhỏ đến mức không thể biên chế riêng như vậy thì khi có event các bác nên kéo 1-2 bạn nhân viên marketing để họ làm cùng phòng HC-NS.

Xem thêm:   Bài toán phụ trong khởi nghiệp

Đừng để các trưởng phòng nhân sự U50, U60 với cặp kính dày cộp, tay lăm lắm cái đồng hồ bấm giờ chấm công gửi brief cho event agency. Đó thực sự là một nỗi kinh hoàng (dù nhạc nào thì bọn oem cũng nhảy được thôi).

Để có trải nghiệm khách hàng xuất sắc (CX – Customer Experience) hãy làm cho nhân viên của các bác có những trải nghiệm xuất sắc (EX – Employee Experience). Một trong những thứ khiến cho nhân viên của các bác có EX xuất sắc là hãy thay đổi cơ cấu nhiệm vụ phòng nhân sự với các event nội bộ. Rồi sau đó nói ai đó có tư duy truyền thông, sáng tạo gọi cho Bích Hịp. Mọi thứ sau đó có tên là #GreatExperience.

(*) Tít chủ yếu để câu view. 🤣🤣🤣

Vu Trung Hiep

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)
  • Click to share on Skype (Opens in new window)

Có liên quan

Thuộc chủ đề:Trải nghiệm cafe Tag với:Giá trị cốt lõi, marketing, Nhân sự, Thương hiệu, Tư vấn

Blog Một Ly Cafe

­­­­Tôi chia sẻ những trải nghiệm, kiến thức kinh doanh cafe đơn giản và dễ hiểu, mà mọi doanh nhân cần nhận biết trước khi mở một quán cafe hoặc kinh doanh cafe.

Bài viết trước « Xây dựng đội ngũ Co-founder bằng lời dạy cổ nhân
Bài viết sau Kinh nghiệm xương máu trong việc tìm thuê mặt bằng mở quán cafe »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Tìm kiếm

  • Nổi bật
  • Mới nhất
  • Tags
Nổi bật
Mới nhất
Tags

Footer

Bài viết mới

  • BẢO VỆ ÂM THẦM ĐUỔI KHÁCH CỦA BẠN THẾ NÀO?
  • Làm gì khi khách gọi một ly nước cam không đá, quán không thiệt mà khách vẫn vui?
  • SAI LẦM KINH DOANH F&B: SAO DẠI CHỊU LỖ NHỮNG THÁNG ĐẦU?

Chuyên mục

  • Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe
  • Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe
  • Trải nghiệm cafe

Về Một Ly Cafe

MotLyCafe.com được dành để cung cấp cho bạn những thông tin có giá trị nhất về cách bắt đầu kinh doanh cửa hàng cà phê thành công.

Xem chi tiết >>

Mạng xã hội

Email cho Blog

HoTro@MotLyCafe.com

© 2021 · Blog Một Ly Cafe dot com &middot