• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

Một Ly Cafe

Kinh nghiệm mở quán cafe

  • Blog
  • Trải nghiệm cafe
  • Mở Quán Cafe

Học làm kinh tế từ lịch sử – #1: Quân đội La Mã

Bạn đang ở:Trang chủ / Trải nghiệm cafe / Học làm kinh tế từ lịch sử – #1: Quân đội La Mã

Chuyên mục Trải nghiệm cafe · Viết bởi Blog Một Ly Cafe vào 12/08/2017

Phần 1: Quân Đội La Mã

Xem phần 2: Đế quốc Mông Cổ – Truyền thông & Miễn phí dịch vụ

Lịch sử có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng khi nhìn sâu vào bản chất kinh tế của chúng, chúng ta mới thấy nó cung cấp những điều thú vị khá tương đồng với hoạt động của những người làm kinh doanh hiện nay!

Chiến tranh trong thời trung cổ chủ yếu là việc xua quân đi cướp của các thành bang giàu có nhưng ít được bảo vệ khác. Và đây được coi là hiện tượng phổ biến cho tất cả các thể chế thời phong kiến. Vụ này, trong mắt nhiều chuyên gia, được coi là “hành vi kinh tế”! vì nó mang lại hiệu quả lớn và nhanh nhất về lợi nhuận kiếm được.

Đặc biết là khi so sánh với mô hình canh tác nông nghiệp và nghề thủ công rất mất thời gian và công sức, vốn phổ biến giai đoạn này.

Do vậy, vua chúa hay thủ lĩnh của các nhóm quân thời kỳ này được coi là các doanh nhân và kỹ năng chính của họ là chuyên đi ăn cướp. Những binh lính được coi là “nhân công lao động”. Sau khi sở hữu lượng binh lực lớn thì các quý tộc chủ yếu tập trung đi cướp các thành bang khác. Và khi đi ăn cướp như vậy ông ta luôn phải lo lắng đánh lấn ra rộng hơn nhằm chiếm nhiều của cải hơn nữa. Vì các “cổ đông” là các thành bang nhỏ dưới trướng sẵn sàng làm loạn nếu không thấy có lợi về mặt kinh tế, không được chia chác khi chiếm thêm đất thêm người!

Xem thêm:   Xây dựng thương hiệu cá nhân không là hào quang bong bóng

Con người hồi này ngoài việc được coi là nhân công, còn được sử dụng như các “công cụ lao động”, trong các cuộc chiến rất hay thấy bên thắng thống kê kết quả thông qua việc chiếm thêm được bao nhiêu người lao động.

Những người này bị biến thành nô lệ, nguồn lực lao động, mang lại thêm tiền tài cho người chiến thắng. Rồi việc cống nạp giữa các thành bang thường tập trung vào đội ngũ lao động có kỹ năng, bao gồm chiến binh, thợ khéo và cả thầy bói!

Công nghệ giúp đưa lại ưu thế trong làm ăn kinh tế từ thời xưa.

Nó nằm chủ yếu ở phương pháp bố trí quản lý việc triển khai lực lượng lao động: với quân đội La Mã là ở mô hình mu rùa khi lâm chiến của họ, những tấm khiên lớn làm từ da và sắt không chỉ che chắn diện tích rộng hơn khi chiến đấu tay đôi.

Xem thêm:   Nghĩ rộng hơn, nhìn rộng ra

Nó còn che trên và trước sau giảm thiểu “tai nạn lao động” cho cả đội quân khi dàn ra đối trận. Các “lao động phổ thông” được sắp xếp để cứ hễ chỉ huy – thường là người đội trưởng thổi còi là những người đứng đằng sau lên thay người đứng đằng trước.

Hình thức “thay ca luân phiên” khiến “công ty”- đồng nghĩa với từ đội quân (Company) trong tiếng Anh, có thể cầm cự và chiến đấu trong thời gian dài với nhiều kẻ địch khác vượt trội về kỹ năng hay số lượng, vì họ luôn có thời gian nghỉ ngơi cho lại sức.

Về vũ khí – tương đương với “công cụ lao động”, đội quân La mã có Giáo dài chắc chắn chĩa phía trước để ngăn kỵ binh nặng, lao và cung tên để diệt địch từ xa, hoặc tránh chúng tiếp cận gần, kiếm và dao găm ngắn để luôn sẵn sàng cận chiến. Công cụ lao động chuyên môn hoá cao độ, phát huy tác dụng do nó được sử dụng hiệu quả, phù hợp với “mô hình làm ăn” tức là tác chiến ngoài chiến địa của họ.

Xem thêm:   Tư duy bên ngoài chiếc hộp: triệu phú, chính trị gia và nhà đầu tư

Phần “giải quyết chế độ cho người lao động” cũng khá ổn khi binh lính không bị coi là nô lệ như trong các đội quân thời trung cổ khác. Họ có bonus là các món chiến lợi phẩm, nô lệ, đất đai nếu giành giật được trong quá trình chinh phạt. Chính nhờ đó mà họ cố gắng hơn trong “làm ăn”!

Xuất phát chỉ từ một thị trấn nhỏ trên đỉnh đồi ở thành Rome, đội quân La Mã sau một trận chiến mang tính tự vệ đã phát triển mạnh “mô hình kinh doanh”dưới sự quản lý của Hoàng Đế và Nguyên Lão Nghị viện ROMA ra toàn thế giới. Họ nhanh chóng trở thành một thế lực hầu như bất khả chiến bại.

Vậy là yếu tố đánh giá scalable (khả năng lan rộng, nhanh và mạnh về quy mô và ảnh hưởng) không chỉ tới giờ mới có ở các startups!

Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt

Xem Phần 2

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)
  • Click to share on Skype (Opens in new window)

Có liên quan

Thuộc chủ đề:Trải nghiệm cafe Tag với:Khởi nghiệp, Lịch sử, Tư vấn

Blog Một Ly Cafe

­­­­Tôi chia sẻ những trải nghiệm, kiến thức kinh doanh cafe đơn giản và dễ hiểu, mà mọi doanh nhân cần nhận biết trước khi mở một quán cafe hoặc kinh doanh cafe.

Bài viết trước « Chia sẻ góc nhìn về quản lý nhân sự giữa CEO TGDĐ & FPT
Bài viết sau Học làm kinh tế từ lịch sử – #2: Đế quốc Mông Cổ – Truyền thông & Miễn phí dịch vụ »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Tìm kiếm

  • Nổi bật
  • Mới nhất
  • Tags
Nổi bật
Mới nhất
Tags

Footer

Bài viết mới

  • BẢO VỆ ÂM THẦM ĐUỔI KHÁCH CỦA BẠN THẾ NÀO?
  • Làm gì khi khách gọi một ly nước cam không đá, quán không thiệt mà khách vẫn vui?
  • SAI LẦM KINH DOANH F&B: SAO DẠI CHỊU LỖ NHỮNG THÁNG ĐẦU?

Chuyên mục

  • Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe
  • Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe
  • Trải nghiệm cafe

Về Một Ly Cafe

MotLyCafe.com được dành để cung cấp cho bạn những thông tin có giá trị nhất về cách bắt đầu kinh doanh cửa hàng cà phê thành công.

Xem chi tiết >>

Mạng xã hội

Email cho Blog

HoTro@MotLyCafe.com

© 2021 · Blog Một Ly Cafe dot com &middot